Cơ chế hoạt động Enzyme phiên mã ngược

Hình 3: HIV nhiễm vào tế bào của người.

Ở virut

Nói chung, RT (enzym phiên mã ngược) trước hết phải có một khuôn mẫu là ARN tương thích với nó.

  • Chẳng hạn như HIV có bộ "gen" gồm hai phân tử ARN (hình S ngược xẫm màu trong sơ đồ phải của hình 3), đồng thời tự nhiên cũng phú cho nó sãn có hai RT riêng tương thích kèm theo. Do đó, khi nhiễm vào người, RT tạo ra mạch đơn ADN bổ sung (cDNA) theo mẫu riêng của nó, mặc dù nó lấy tất cả nguyên, vật liệu của người.
  • Tiếp theo, cDNA này biến đổi thành ADN hai mạch xoán kép, nhờ bộ máy nhân đôi và nguyên, vật liệu của người.
  • Cuối cùng ADN mạch kép này "hoành hành" trong tế bào chủ của người là tế bào T (sơ đồ bên trái của hình 3).

Sơ đồ mô tả chi tiết hơn ở hình 4.

Ở nhân thực

Hình 3: Sơ đồ mô tả hoạt động RT của virut.

Sau khám phá vạch thời đại của bà Barbara McClintock, người ta đã phát hiện ra rằng phiên mã ngược không chỉ có ở virut và do virut gây ra, mà còn tồn tại một cách tự nhiên ở trong bộ gen của sinh vật nhân thực, trong đó có người. Hệ RT này góp phần quan trọng để tạo ra quá trình chuyển vị ngược gây tái tổ hợp không tương đồng, giúp sinh vật phong phú và đa dạng hơn. Xem chi tiết chuyên đề này ở trang Nhân tố chuyển vị ngược (retrotransposons).

Ngay cả quá trình hình thành cấu trúc cực kỳ quan trọng ở người cũng như rất nhiều loài sinh vật khác, gọi là cấu trúc đầu mút NST hay telomere, cũng cần có RT riêng gọi là telomerase.[14]

Cơ chế hoạt động của các RT trong những trường hợp trên là rất phức tạp, không trình bày ở chuyên khảo này. Có thể tham khảo ở các trang Nhân tố chuyển vị ngược LTR, Gen nhảy v.v.